Chuyển tới nội dung

ĐỪNG ĐỂ MẤT SỐ TIỀN LÀM CẢ ĐỜI VÌ MỘT PHÚT BẤT CẨN

    Mình viết bài này để chia sẻ lại kinh nghiệm phòng tránh các phương thức lừa đảo phổ biến hiện nay, đặc biệt hướng đến những gia đình có người lớn tuổi chưa tiếp cận được các kiến thức phòng tránh lừa đảo. Thời đại số hóa đã mở ra rất nhiều cơ hội nhưng cũng đồng thời mang đến không ít nguy cơ lừa đảo qua mạng.

    1. Lý do tại sao bị lừa đảo?

    Đầu tiên, theo mình thấy đa phần các vụ lừa đảo là do nạn nhân tự cung cấp thông tin vì một phút mất cảnh giác nào đó (các yếu tố khác như các hacker có thể sử dụng những kỹ thuật như phần mềm độc hại (malware), tấn công brute-force, hoặc khai thác lỗ hổng trong hệ thống để xâm nhập vào tài khoản mình không đề cập chi tiết). Nếu bạn không tự nguyện cung cấp thông tin sẽ giảm thiểu rất nhiều việc bị lừa đảo.

    2. Vậy tại sao tài khoản Facebook của bạn bị truy cập trái phép?

    Phương thức phổ biến để làm điều này đó là nạn nhân tự cung cấp thông tin đăng nhập như tên đăng nhập, email, otp số điện thoại thông qua các đường link gửi đến.
    Phổ biến nhất mình thấy là một trang bình chọn cho một chương trình nào đó, kêu bạn vào bình chọn, khi truy cập vào link đó, sẽ có mẫu yêu cầu bạn nhập thông tin tài khoản facebook của bạn vào.
    Bạn sẽ thắc mắc tại sao lại dễ dàng đến vậy? Lý do là gần như giờ ai cũng xài internet, các cô chú lớn tuổi không rành cũng xài facebook, rất dễ nhấp vào link lạ hay tải phần mềm độc hại về máy và bị đánh cắp thông tin.

    Khi đánh cắp thông tin từ người lớn tuổi, bọn lừa đảo tiếp tục nhắn tin cho bạn bè trong danh sách để gửi link lạ tiếp tục đánh cắp các tài khoản khác.

    3. Phương thức lừa đảo nhắn tin nhờ chuyển tiền

    Đây là loại lừa đảo rất phổ biến. Sau khi bọn lừa đảo đánh cắp tài khoản của nạn nhân, sẽ nhắn tin cho danh sách bạn bè của nạn nhân, nội dung đại loại “con ốm, cần tiền gấp” hoặc “có người thân bị nạn nhờ chuyển tiền giùm”.

    Bên cạnh đó, kết hợp với các thủ thuật thuyết phục như video call đưa hình hoặc đoạn cắt ghép của chính chủ vào màn hình (chỉ thấy hình, ko thấy tiếng nói) làm cho nạn nhân tưởng như đang nói chuyện với chính chủ, và rất dễ tin tưởng và chuyển tiền.

    Ngoài ra, còn là những đoạn tin nhắn thúc ép, giận dỗi, đánh tâm lý đai loại “tao với mày thân vậy mà mày nghi ngờ tao à…” để khiến nạn nhân nhanh chóng chuyển tiền.

    Gợi ý : Bạn muốn đầu tư Bitcoin nhưng không biết bắt đầu từ đâu? Click xem ngay Hướng Dẫn Đầu Tư Bitcoin Cho Người Mới nhé!

    4. Thủ đoạn giả danh công an để kêu chuyển tiền

    Phương thức này nhắm đến chủ yếu là người lớn tuổi. Sẽ có cuộc gọi, tin nhắn, video bằng AI hình công an gọi tới cho nạn nhân, nội dung chủ yếu à “con cháu ông bà đang bị giam vì vi phạm abc…để điều tra…ông bà hãy chuyển tiền…”.

    5. Vay tiền trên các app vay nợ

    Rất nhiều nạn nhân dính chưởng vì cách này, vì thiêu tiền nên tải các app cho vay online nhan nhản trên mạng.
    Khi cài đặt app vô máy, cấp quyền cho nó lấy hết thông tin dữ liệu trong máy như danh bạ điện thoại, hình ảnh, file riêng tư cá nhân. Đến khi mượn tiền ko trả, nó dí toàn bộ gia đình, người thân, đồng nghiệp bằng tin nhắn hăm dọa,…

    6. Phương thức lừa đảo chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng rồi đòi nợ

    Một phương thức lừa đảo tinh vi khác là chuyển một khoản tiền bất ngờ vào tài khoản ngân hàng của bạn, sau đó bọn lừa đảo sẽ liên hệ với bạn và yêu cầu hoàn trả với lý do “chuyển nhầm”. Tuy nhiên, khi bạn hoàn trả, chúng sẽ đòi thêm khoản lãi hoặc tiền phạt vì lý do hợp đồng vay mượn nào đó mà bạn không hề biết.

    Phương thức này thường nhắm vào những người không nắm rõ về các giao dịch tài chính, khiến họ hoang mang và dễ bị thuyết phục hoàn trả số tiền kèm thêm các khoản phí vô lý.

    Với cách thức này, bạn cần đặc biệt cảnh giác khi nhận được tiền từ những nguồn không rõ ràng và luôn kiểm tra kỹ trước khi thực hiện bất kỳ giao dịch hoàn trả nào.

    Tóm Lại

    Lừa đảo trực tuyến ngày càng trở nên phức tạp và tinh vi, nhắm vào nhiều đối tượng khác nhau, đặc biệt là những người lớn tuổi hoặc ít kinh nghiệm sử dụng công nghệ.

    Chỉ một phút bất cẩn, bạn có thể mất đi số tiền mà cả đời làm việc mới tích lũy được. Vì vậy, hãy luôn cẩn trọng và giữ bình tĩnh trong mọi tình huống.

    Phương thức phòng tránh lừa đảo:

    1. Tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân qua các đường link lạ, email không rõ nguồn gốc hoặc các tin nhắn yêu cầu nhập thông tin đăng nhập.
    2. Không nhấp vào các đường link lạ hoặc tải phần mềm không đáng tin cậy, đặc biệt khi bạn không chắc về nguồn gốc của chúng.
    3. Luôn xác minh thông tin khi nhận được yêu cầu chuyển tiền từ bạn bè, người thân qua mạng xã hội. Hãy gọi trực tiếp để kiểm tra trước khi thực hiện bất kỳ giao dịch nào.
    4. Không nghe theo các cuộc gọi giả danh công an, tòa án yêu cầu chuyển tiền mà không qua bất kỳ văn bản pháp lý chính thức nào.
    5. Hạn chế vay tiền qua các app không rõ nguồn gốc, và nếu cần vay nợ, hãy tìm đến các tổ chức tài chính uy tín.
    6. Không hoàn trả tiền khi có giao dịch chuyển nhầm mà không xác minh rõ ràng. Liên hệ với ngân hàng hoặc cơ quan chức năng để được hỗ trợ nếu gặp tình huống tương tự.

    Luôn giữ vững lập trường và tỉnh táo, tránh để rơi vào bẫy của bọn lừa đảo. Hãy bảo vệ bản thân và người thân của mình trước những thủ đoạn tinh vi đang ngày càng lan rộng.

    Nếu thấy bài viết hữu ích và có ích, hãy share cho bạn bè, người thân, giúp họ phòng tránh mất mát nhé!


    DISCLAIMER : CÁC BÀI VIẾT TRÊN BLOG CHỈ NHẰM MỤC ĐÍCH HƯỚNG DẪN VÀ CUNG CẤP THÔNG TIN, TẤT CẢ KHÔNG PHẢI LÀ LỜI KHUYÊN TÀI CHÍNH. MỌI QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ LÀ CỦA BẠN. DO ĐÓ HÃY TÌM HIỂU KĨ, VÀ NẾU CÓ ĐẦU TƯ HÃY CHỈ ĐẦU TƯ SỐ TIỀN BẠN CÓ THỂ CHẤP NHẬN MẤT ĐƯỢC
    Subscribe
    Notify of
    guest

    0 Comments
    Oldest
    Newest Most Voted
    Inline Feedbacks
    View all comments
    0
    Hãy để lại suy nghĩ của bạn về bài viết nhé!x
    ()
    x